Tuyên bố được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko đưa ra hôm 3/11,óiEUthiệthạitỷUSDvìcấmvậnnướcnàvăn mai hương bên lề Diễn đàn kinh tế Á - Âu Verona ở Samarkand, Uzbekistan. "Toàn bộ tổn thất mà EU phải gánh chịu do việc áp dụng các lệnh trừng phạt và các quyết định cắt giảm hợp tác với Nga, theo ước tính thận trọng, đã lên tới khoảng 1.500 tỷ USD", ông nêu.
Năm 2013, thương mại song phương giữa Nga và các nước thành viên EU lên tới 417 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Grushko cho hay kim ngạch đã giảm còn 200 tỷ USD vào 2022, và dự kiến còn dưới 100 tỷ USD năm nay. "Năm tới, nó sẽ tiếp tục giảm xuống còn 50 tỷ USD và sau đó hướng về 0", ông nói.
Nhà ngoại giao này ước tính nếu không có các lệnh trừng phạt, kim ngạch thương mại EU - Nga năm 2023 có thể đạt 700 tỷ USD. Ông cho biết không có dấu hiệu cho thấy EU sẽ đảo ngược chính sách đối với Moskva trong tương lai gần.
Tuy nhiên, điều này cũng gây khó cho châu Âu. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ngành công nghiệp Đức hiện phải mua khí đốt với giá cao gấp 3 lần so với giá ở Mỹ. Trong khi, các dây chuyền sản xuất ở đầu tàu kinh tế châu Âu dần chuyển sang Bắc Mỹ.
Đến nay, Liên minh châu Âu đã đưa ra 11 gói trừng phạt chống lại Nga vì hoạt động quân sự của Điện Kremlin ở Ukraine. Số lượng các hạn chế chi tiết đã lên đến hàng chục nghìn. Dù vậy, một số quan chức ở EU và Mỹ từng thừa nhận hiệu quả của cấm vận chưa đáng kể như mong đợi.
Cũng hôm 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc phương Tây xem Nga là "trạm xăng của thế giới chứ không phải một nền kinh tế" đã là chuyện quá khứ. Ngày nay, sản xuất chế biến đã chiếm 43% cơ cấu tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo ông, nền kinh tế Nga nên "tự cung tự cấp những thành phần quan trọng để giúp đất nước không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh", đồng thời đảm bảo họ khó bị loại khỏi các tổ chức quốc tế hơn.
Phiên An(theo RT)